Trẻ sơ sinh bị ho và sổ mũi thường xuyên sẽ khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc. Thường cha mẹ để trẻ tự khỏi vì trẻ còn bé, tuy nhiên vào lúc thời tiết chuyển mùa, bệnh sẽ lâu khỏi hơn, sức đề kháng khiến trẻ không thích nghi với môi trường và bị ho, sổ mũi nhiều.
Vậy đâu là cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn? Hãy cùng Altoka tìm hiểu một số thông tin về tình trạng ho và sổ mũi ở trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây!
Tóm tắt bài viết
Toggle1. Lý do nào khiến trẻ bị ho và sổ mũi
Khi trẻ bị ho hay sổ mũi sẽ kéo theo đờm, mệt mỏi, thở khò khè… Cha mẹ cần xác định đúng nguyên nhân để tìm cách trị ho sổ mũi cho trẻ.
1.1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi thường sẽ cảm thấy khó chịu và mệt những trẻ lớn rất nhiều do bé vẫn chưa thể tự xì mũi cho thông thoáng. Hơn nữa nếu không chữa nghẹt mũi sẽ rất nhanh bị viêm họng do phải thở bằng miệng. Tuy nhiên mẹ có thể sẽ bị nhầm hoặc nghĩ đơn thuần chỉ là trẻ chưa quen với thời tiết.
Trên thực tế có rất nhiều lý do như:
Trẻ bị dị ứng
Dị ứng ở đây có thể là dị ứng với thời tiết, với môi trường bụi bẩn trong nhà. Khi trẻ bị sổ mũi do dị ứng sẽ kèm theo một số biểu hiện như hắt hơi, mắt bị đỏ và trẻ hay dụi mắt.
Trẻ bị ngạt mũi
Khoang mũi của trẻ sơ sinh nhỏ, dễ bị nghẹt mũi, tích tụ dịch nhầy bào thai chưa được hút sạch, lấp đầy mạch máu và mô trong khoang mũi, từ đó khiến trẻ bị nghẹt mũi.
Trẻ bị nhiễm lạnh
Thời tiết thay đổi có thể khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi vì cơ thể trẻ còn yếu, nếu mẹ không mặc đồ hoặc quấn khăn cho bé, không để ý điều chỉnh nhiệt độ phòng ban đêm cũng khiến trẻ bị nhiễm lạnh.
Trẻ bị cảm lạnh, cảm cúm
Cảm lạnh là mức cao hơn của bị lạnh, trẻ cũng có thể bị sổ mũi kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, bị ho và đau họng, chảy nước mắt, hắt hơi. Ngoài cảm lạnh, trẻ cũng có thể bị cảm cúm tuy nhiên kèm theo triệu chứng quấy khóc liên tục, không chịu bú.
1.2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho
Riêng trường hợp trẻ bị ho cần căn cứ vào trạng thái ho để xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh có thể do ốm, cúm, dị ứng, viêm phế quản… Có một số nguyên nhân dựa trên tiếng ho của trẻ như sau:
Ho và thở khò khè: Đây là do đường thở phía dưới của trẻ tiết dịch nhầy, nhiễm khuẩn, virus hoặc trong cổ họng của trẻ có dị vật.
Ho kéo dài: Nếu trẻ ho nhiều vào ban đêm trong thời gian dài có thể là do phòng ngủ có vấn đề hoặc dị ứng thời tiết, đôi khi cũng do bị nhiễm lạnh. Nếu ho đột ngột kèm theo tiếng thở rít có thể trẻ bị hen suyễn do tiếp xúc với khói thuốc.
Ho khan: Trẻ sơ sinh dễ bị ho khan nhất, đó là thanh quản của trẻ bị viêm, cũng là phản ứng thường thấy của khí quản khi nhiệt độ xuống thấp.
Ho gà: Nếu ban đầu trẻ chỉ ho nhẹ, không có kích thích từ bên ngoài bỗng ho dữ dội kèm theo tiếng thở rít, sốt nhẹ, da mặt tím tái, chảy nước mũi, nôn trớ có đờm.
2. Cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh
Với trẻ sơ sinh, khi bị ho trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, ho lâu dài dẫn đến tình trạng bị đau họng, trẻ không chịu bú. Mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc mà không tham khảo bác sĩ vì chưa nắm rõ được cơ địa của trẻ và khả năng thích ứng các loại thuốc ra sao.
Hãy chú ý đến cách chăm sóc thường ngày, chế độ dinh dưỡng, quan sát kỹ từng giờ để theo dõi mức độ ho của trẻ như thế nào.Nếu xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm của viêm đường hô hấp dưới như: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi có thể gây biến chứng và tử vong nếu không được điều trị sớm.
Xem ngay: Siro tăng cường sức đề kháng cho trẻ
2.1. Dùng dầu tràm để chăm sóc cho trẻ
Mẹ có thể dùng dầu tràm xoa chân tay, mát xa bàn tay, vùng cổ, gáy của trẻ để giữ ấm và cũng để trẻ đỡ cảm thấy khó chịu. Có rất nhiều loại dầu tràm có thể dùng cho trẻ dưới 1 tuổi bố mẹ co thể tham khảo tư vấn của bác sĩ để chọn loại phù hợp.
2.2. Giữ ấm
Việc quan trọng khi phòng ngừa hay điều trị là phải giữ ấm cho cơ thể trẻ, vì một trong số các nguyên nhân dẫn đến ho và sổ mũi có thể xuất phát từ cảm lạnh. Kiên trì giữ ấm, không để trẻ tiếp xúc với đồ lạnh, khăn tất luôn phải đầy đủ.
2.3. Cho trẻ bú nhiều hơn
Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng và nguồn thuốc quý giúp trẻ khỏe mạnh đồng thời chống lại các loại virus vi khuẩn xâm nhập. Cho dù trẻ khó chịu vì ho hay sổ mũi, mẹ cũng cần đặc biệt chú ý cho trẻ bú đầy đủ, không bỏ bữa.
2.4. Làm thông thoáng và vệ sinh mũi của trẻ
Việc thông mũi của trẻ sơ sinh thường gặp khó khăn nhiều hơn trẻ lớn vì trẻ còn nhỏ, tuy nhiên đây lại là cách giúp trẻ dễ chịu và cũng ngăn tình trạng bị tắc mũi. Mẹ nên hút mũi của trẻ cùng với nước muối sinh lý để làm sạch, làm dịu các mô bị kích thích cũng như loại bỏ các chất nhầy.
Khuyến cáo nên dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,95 nhỏ hai bên mũi nhẹ nhàng tránh làm tổn thương bên trong và vành mũi. Sau khi vệ sinh xong dùng bông tăm thấm nhẹ cho sạch một lần nữa. Nên duy trì việc này 1- 3 lần/ ngày tùy theo mức độ trẻ bị sổ mũi bao lâu.
2.5. Giúp trẻ long đờm
Ho có đờm khiến trẻ thở khò khè, mẹ có thể áp dụng một cách đơn giản là dùng bàn tay vỗ đều vào lưng ở phần giữa 2 vai. Để trẻ nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dộc xuống, duy trì vỗ nhẹ liên tục. Lúc này trẻ có thể ho nhiều hơn, nhưng khả năng sẽ nôn được đờm ra khỏi cổ họng.
Áp dụng các cách sau tại nhà có thể giúp mẹ nhàn hơn khi chăm sóc trẻ và không phải loay hoay tìm cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho trẻ tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sỹ có chuyên môn để chăm sóc trẻ tại nhà và khám tình trạng trẻ tốt nhất.
3. Cách phòng ngừa ho sổ mũi cho trẻ
Ở trên đã hướng dẫn một số cách đơn giản để điều trị ho sổ mũi cho trẻ. Ngoài ra, để tránh việc trẻ bị ho và sổ mũi dài ngày, tăng sức đề kháng, mẹ hãy thường xuyên chú ý những điểm sau:
- Luôn bổ sung dinh dưỡng vào nguồn sữa mẹ tăng hệ miễn dịch cho trẻ, đối với trẻ có thể uống nước tăng cường uống nước để làm loãng dịch, đờm trong họng và mũi.
- Bổ sung các đồ dùng y tế cần thiết, đặc biệt là nước muối sinh lý, dụng cụ hút dịch mũi, nhiệt kế, siro ho cho trẻ.
- Đảm bảo vệ sinh cho cả trẻ và người lớn trong gia đình, tránh việc tiếp xúc khi chưa rửa tay sạch sẽ mang vi khuẩn đến gần trẻ.
- Không cho trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh như người khác hoặc môi trường khác.
- Nếu trẻ có các triệu chứng như sốt cao, mất nước, tiêu chảy, khó thở… nên đưa con tới bác sĩ ngay!
Gọi cho chúng tôi theo đường dây nóng : 1900.636.128 để được hỗ trợ tư vấn!